Nghi cho ông nhà văn
06-09-2018
Trong dịp nghỉ hè, nhà văn Victor Hugo đến một ngôi làng xinh đẹp. Cuộc sống ở đây thật thanh bình, ngày nào ông cũ ng thả ngựa gặm cỏ trên cánh đồng, còn mình thì lim dim tựa gốc cây tìm ý tưởng… Một hôm, choàng dậy thì ông đã thấy con ng ựa biến mất. Tức điên lên, nhà văn bổ đi tìm nhưng vô ích. Thất thểu về nhà, g ặp một ông cụ nông dân đi dạo trên đường, nhà văn than phiền về con ngựa. Ông cụ nhìn Hugo như một "quái vật" rồi khẽ đáp:
– Làng này toàn người tự trọng cả, không ai làm chuyện ấy đâu – chợt cụ sực nh ớ ra – À, mà này, cách đây mấy hôm, nghe nói có cái ông nhà văn gì đấy từ Paris đến. Hay là…
Sophocle làm thơ
Có lần Xô-Fốc ( Sophocle ), nhà soạn kịch vĩ đại Hy Lạp xưa ( 496 – 406 trước công nguyên ) nói rằng để viết nên ba câu thơ ông phải mất 3 ngày lao động.
– Ba ngày cơ à! – Một nhà thơ hạng trung bình nghe thấy thế, ngạc nhiên hỏi: – Cứ như tôi đây, cứ 3 ngày tôi có thể làm tối thiểu 100 câu thơ!
-Vâng, đúng thế – Xô-Fốc trả lời – Nhưng anh bạn trẻ ạ, 100 câu thơ ấy chắc chỉ sống được ba ngày!
Một điều đơn giản
Trên chuyến tàu từ Châu Âu sang Mỹ, mọi người đều mệt mỏi vì bị sóng biển nhồi lắc. Riêng có một người gương mặt thật bình thản ngồi hút thuốc, nghe nhạc. Mọi người thêm thán phục khi biết được đó chính là Albert Einstein (1879 – 1955). Một người mạnh dạn hỏi:
– Thưa ngài, trong thuyết tương đối, nhiều và ít được hiểu như thế nào ạ?
– Ồ, có gì đâu. Đơn giản thế này nhé: mấy trăm cọng tóc trên đầu là ít. Nhưng trong một chén nước uống mà chỉ có vài ba cái tóc cũng là nhiều.
Để lại danh thiếp
Vua Phổ Fêdêrich đệ nhị mời Vonte đến thăm cung điện. Rất nhiều quan trong triều đình thèm muốn sự ưu đãi này của vua Phổ đối với nhà văn. Một vị cận thần đặc biệt rất ghen tị với Vonte. Một hôm gã viết trên cửa ra vào của nhà văn một dòng chữ rất to "Chó đểu".
Vonte quen và hiểu biết rất nhiều người, đặc biệt ông biết rất rõ những người không ưa ông, ông đoán ngay kẻ muốn lăng mạ mình. Ngay lập tức, ông trở lại nhà gã cận thần nọ và nói rất lịch sự với gã:
– Thưa ngài, tôi xin lại thăm đáp lễ ngài. Tôi đã được đọc "Danh thiếp tên ngài" trên cửa nhà tôi. Tôi vô cùng tiếc là đã không ở nhà khi ngài đến thăm!
Trước
Tiếp theo