Vui Một Chút

Cười là vui, vui càng phải cười.

Dê đực mang thai

Nhà vua muốn biết hư thật như thế nào, bèn ban lệnh: Cả phủ Thanh Hóa, mỗi làng phải đem nộp một con dê đực đang chửa. Sau hai tháng, nếu làng nào không nộp sẽ bị trị tội. Dân chúng phủ Thanh Hóa hốt hoảng sợ hãi.

Quan trường mắc lỡm

Khi vào trường thi, không mấy lúc Quỳnh ngồi yên, trong lều cứ đeo ống quyển đi vẩn vơ gần đường thập đạo. Quan trường biết Quỳnh hay chữ, thấy đi nhung nhăng thì hỏi:
- Đã làm xong được bài chưa, đưa xem?
Quỳnh thưa:
- Mới xong được vài đoạn, nhưng mà thối lắm, không thể ngửi được, xin các ông đừng xem!

Bà chúa mắc lỡm

Một bà Chúa nhan sắc mặn mà nhưng tính kiêu ngạo, hễ đi ra chơi phố phường thấy ai trái ý là sai lính bắt liền. Một lần, Quỳnh lững thững đi chơi, gặp kiệu Chúa. Gần đấy có cái ao bèo, Quỳnh vội vàng chạy xuống cầu ao đá nước chơi.
Chúa biết Quỳnh, thấy chơi lẩn thẩn như thế mới hỏi:
- Ông làm gì đó?

Trạng Quỳnh thi mâm ngũ quả

Là người cưỡi đầu cưỡi cổ thiên hạ, chúa Trịnh tha hồ bày ra những trò du hí để được chơi bời thỏa thích. Một trong những thú chơi đó là trò thi "mâm ngũ quả" hàng năm vào dịp rằm trung thu.

Mừng chúa thắng trận

Chúa Trịnh sau khi tuần du một vùng biên ải miền tây, trở về kinh sư huênh hoang khoe rằng "Quân nó" vừa thua to, và bị quân nhà chúa nửa đêm bất thần phá lũy đánh tốc vào… Phụ họa với nhà chúa, bọn quan nội và lũ nịnh thần đua nhau dâng biểu chúc tụng. Nhân cơ hội này, Quỳnh cũng làm một bài thơ gửi mừng chúa. Thơ rằng:

Trạng chết Chúa cũng băng hà

Từ ngày ấy Chúa có bụng ghét Quỳnh. Được mươi hôm, Chúa đòi Quỳnh vào thị yến, định đánh thuốc độc cho chết. Quỳnh biết Chúa căm về mấy chuyện trước, lần này đòi vào thị yến chắc là có chuyện. Lúc đi dặn vợ con rằng:
- Hôm nay ta vào hầu yến Chúa, lành ít, dữ nhiều. Ta có mệnh hệ nào, thì không được phát tang ngay, cứ phải để ta vào võng, cắt hai đứa quạt hầu, rồi gọi nhà trò về hát, đợi bao giờ phủ Chúa phát tang thì ở ngoài hãy phát tang.

Cây nhà lá vườn

Quỳnh nhiều lần thất lễ với chúa, nên trước Chúa quý trọng bao nhiêu thì sau lại ghét bấy nhiêu. Quỳnh thấy Chúa ghét, lại càng trêu tợn.
Một lần, Chúa sai lính đến kéo đổ nhà Quỳnh. Quỳnh thấy lính đến thì bảo:
- Chúa sai các anh đến kéo đổ nhà ta thì các anh cứ việc kéo, không được reo, được cười, ai mà reo cười thì ta cắt lưỡi,

Lỡm quan thị

Có một ông quan thị đại nịnh thần, được Chúa Trịnh yêu lắm. Ông ta thường đến chơi nhà Quỳnh, thấy sách gì cũng mượn xem, mà ít khi trả. Quỳnh ghét cay ghét đắng, định chơi xỏ một bận cho chừa. Quỳnh bèn lấy giấy trắng đóng thành quyển sách để sẵn. Một hôm, thấy bóng quan thị đằng xa, Quỳnh giả vờ cầm sách xem, đợi khi ông ta đến nơi thì giấu đi. Quan thị thấy Quỳnh giấu, ngỡ là sách lạ, đòi xem Quỳnh bảo:

Cấy rẽ ruộng chúa Liễu

Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sông xin cấy rẽ. Quỳnh khấn và xin âm dương xem Chúa thuận lấy gốc hay lấy ngọn. Ban đầu chúa thuận lấy ngọn thì Quỳnh trồng rặt thứ khoai lang. Đến lúc được ăn, Quỳnh đào lấy củ, còn bao nhiêu dây ngọn đem nộp chúa.
Lần thứ hai, xin âm dương, Chúa thuận lấy gốc để ngọn cho Quỳnh, thì Quỳnh trồng các thứ lúa.

Thi vẽ

Sứ Tàu vốn là một tay vẽ rất giỏi. Một hôm, hắn khoe tài với Quỳnh, ra giọng thách thức:
- Ta chỉ nghe ba tiếng trống đánh là vẽ xong một con vật. Người có thể làm như thế không?
Quỳnh cười đáp:
- Thưa, chỉ nghe một tiếng trống mà vẽ xong đến mười con vật như tôi mới tài, chứ phải ba tiếng trống mới vẽ được một con thì sao gọi là tài cho được!

Đón sứ tàu

Triều đình chuẩn bị đón sứ nhà Thanh sang nước ta. Chúa nghe nói tên này là kẻ hống hách, hợm hĩnh, bèn kêu Quỳnh vào, giao cho giữ việc nghênh tiếp.
Quỳnh phụng mạng vua, đồng thời xin triệu thêm bà Ðoàn Thị Ðiểm giả làm người bán hàng nước cho khách qua đường, còn mình giả trang làm anh lái đò đưa sứ bộ qua sông.

Chửi cha thằng Bảo Thái

Quỳnh vốn thích đùa, lại thêm trong bụng không ưa nhà vua là kẻ hay nghe lời gièm nịnh của đàm ô quan trong triều. Một hôm bèn nghĩ cách cho nhà vua một vố.
Sáng sớm hôm ấy, Quỳnh bảo gia nhân ra chợ nói với các nhà hàng thịt rằng có sứ Tàu sang chơi, triều đình chuẩn bị làm tiệc rất to để khoản đãi nên nhà vua sai mình ra chợ dặn các hàng thịt không được bán cho ai nữa.
Tất cả thịt ở chợ - heo, bò, gà, chó... cứ việc đem mà sắt vụn ra sẵn, đến trưa sẽ có người ra lấy hết.

Quan thị và quan võ hỗn chiến

Quỳnh biết bọn quan thị và quan võ trước giờ không ưa nhau, bèn nghĩ cách cho chúng tỉ võ với nhau một bữa, đồng thời để xem cái dốt nát của chúng đến mức nào.
Một hôm, Quỳnh đến nhà viên quan hoạn giữ chức giám ban, đọc cho nghe một câu đối như sau:
"Thị vào chầu, thị đứng, thị trông, thị muốn ấy, thị không có gậy."

Ngọa sơn

Một buổi trưa nọ, Quỳnh nghĩ được bài thơ hay, định vào nội phủ đọc cho Chúa nghe chơi. Ðến nơi thì thấy im lìm, biết Chúa vắng nhà, Quỳnh liền tạt sang đinh Bà Chính cung. Tên quan thị canh cửa nháy mắt cho Quỳnh biết là Chúa đang ngon giấc, Quỳnh cụt hứng lui gót. Trên đường về, qua lối cũ, sẵn bút mực, Quỳnh đề lên vách phủ hai chữ "Ngọa Sơn".

Tượng bà Banh

Quỳnh nghe nói cách nơi mình dạy học một vài dặm có một tượng đá rất thiêng, bèn hỏi học trò:
- Pho tượng ấy mang tên vị thần nào mà dân chúng ai cũng sợ như thế?
Anh học trò thưa:
- Trình thầy, không thần phật nào cả. Ðấy là pho tượng một người đàn bà ở truồng, người ta gọi là tượng "Bà Banh"

Phơi sách

Ở vùng Quỳnh dạy học có một lão trọc phú rất dốt nhưng lại thích nói chữ. Thỉnh thoảng, lão lò mò sang nhà Quỳnh mượn sách, bảo là về đọc, nhưng Quỳnh biết hắn chỉ đem cất vào xó. Một lần, thấy hắn lấp ló ngoài cổng, quỳnh vội vác ngay chiếc chõng tre ra sân, cởi áo nằm phơi bụng. Lão trọc phú bước vào, thấy lạ, liền hỏi:
- Thầy cống làm gì thế ?
Quỳnh đáp :

Thư gửi bà giáo thụ

Quỳnh có người bạn làm giáo thụ xứ Bắc Ninh. Vợ sống ở quê thuộc làng Nam Ngạn, tỉnh Thanh Hoá. Người vợ xa chồng, thỉnh thoảng ngứa nghề, tằng tịu với mấy tay chức dịch trong làng. Ðã thế, nghe ai nhắc đến phu quân, lại còn giả vờ ghen bóng ghen gió.

Bức tranh ngũ quả

Hằng năm, cứ đến dịp rằm trung thu là trong triều lại mở cuộc thi gọi là "Thi ngũ quả." Ðây là dịp cho bọn quyền quí giầu có ở kinh thành Thăng Long tha hồ mà tung tiền ra hầu đoạt lấy giải cao nhất của nhà vua. Thế nhưng, lần thi này thì thật khó. Chẳng hiểu sao dạo gần đây Chúa Trịnh lại mắc cái chứng sợ nắng, sợ gió. Chúa ngồi ngự lãm sau mức màn rủ, bởi thế việc chấm thi hầu như giao lại cho bà Chúa tùy quyền quyết định, thế nên việc cho điểm lại càng rắc rối và khó khăn hơn các kỳ thi trước! Trong kỳ thi này, Quỳnh tuy chả có lắm tiền như thiên hạ, nhưng cũng xin tham dự. Lại còn nói trước với bạn bè rằng mình sẽ đoạt giải cao nhất.

Vụ kiện chôn sách

Trong ngày thi nọ, Quỳnh là người ra vẻ như đã làm xong bài thi sớm nhất, ung dung cắp ống quyển bước ra. Bọn quan trường cho đó là một tay thí sinh cự phách, bèn gọi đến đòi xem văn bút.
Quỳnh thưa:
- Ðúng là tôi đã làm xong đấy, nhưng nghĩ bài thi quá dở, thối om không thể ngửi nổi, xin các quan đừng xem làm gì!

Quyển sách quý

Trong số quan lại ở phủ Chúa có rất nhiều hoạn quan tham lam, nịnh hót. Chúa tin dùng chúng vì chúng giỏi gièm pha, tâng bốc. Có tên hoạn quan cấp trên ghét Quỳnh lắm, hễ có dịp là hắn rình mò Quỳnh rồi tâu xấu với chúa, xúi chúa làm tội Quỳnh. Quỳnh biết điều đó nhưng làm ngơ, xem hắn như cỏ rác.

39 mục

Tags