Quốc tịch
06-09-2018
Albert Einstein có lần nói với các nhà báo:
– Các ông đừng đặt vấn đề quốc tịch của tôi. Những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo giấy tờ thì tôi là người Mỹ. Nhưng, sau khi tôi chết. Nếu như những lý thuyết của tôi đề ra là đúng thì người Đức sẽ nói tôi chính gốc là người Đức. Người Pháp sẽ nói tôi là công dân quốc tế. Nếu sau này có những chứng minh cho rằng lý thuyết của tôi đề ra còn có những thiếu sót, thì người Pháp sẽ nói tôi đã từng là người Đức và người Đức sẽ nói tôi là một tên Do Thái.
Có lý
Mác Xlê-pho, một hoạ sĩ nổi tiếng tâm sự với bạn bè về lý do mình chọn ngành hội hoạ:
-Tôi chọn ngành này từ năm 11 tuổi. Thoạt đầu tôi muốn trở thành ca sĩ, nhưng suy đi nghĩ lại, tôi thấy nếu ca sĩ mà bị mất giọng thì xem như tan đời. Còn hoạ sĩ nếu có mất … bút vẽ thì chỉ có việc chạy ra ngoài phố, nhoáng cái là mua được cây khác rồi. Và thế là tôi quyết định.
Giá trị của lời từ chối
Hội phụ nữ Luân Đôn yêu cầu Bơcna Sô tặng hội một cuốn sách của ông nhan đề "Người chỉ đường cho trí thức đến với xã hội chủ nghĩa".
Nhà văn đã từ chối và viết thư trả lời:
"Mong quý hội thông cảm vì cuốn sách tặng, người ta thường ít đọc…"
Hội phụ nữ bèn đem bán bức thư đó với giá 30 đồng, đủ mua ba cuốn sách của Bơcna Sô.
Người mua bức thư đó đem bán lại cho một người chuyên sưu tầm các bút tích của nhà văn và nhận được số tiền đủ để mua toàn bộ các tác phẩm của nhà văn.
Kinh doanh ngòi bút
Một lần đại văn hào Pháp Victor Hugo (1802- 1885) đi thăm nước Phổ. Khi đến biên giới Pháp-Phổ. Một nhân viên hải quan nước Phổ hỏi:
– Xin ông cho biết ông làm nghề gì?
– Tôi viết.
– Tôi muốn hỏi ông sinh sống bằng nghề gì?
Lần này Hugo đáp gọn:
– Bằng ngòi bút.
Nhân viên hải quan nọ gật đầu ra vẻ thông hiểu. Sao đó anh ta ghi vào tờ thị thực nhập cảnh: "Hugo, nhà kinh doanh ngòi bút".
Trước
Tiếp theo