Vui Một Chút

Cười là vui, vui càng phải cười.

Trước Tiếp theo

11-03-2015

Quan huyện trấn nhậm ở Hoằng Hóa nổi tiếng gian ác, tham lam. Khi về Hoằng Hóa nhậm chức, y treo ngay đôi liễn đối sơn son thiếp vàng, một bên là "Ngũ Hành chính khí" và bên kia "Nhất lộ phúc tinh" có ý tự đề cao mình mang khí thiêng núi Ngũ Hành và chỉ có một con đường làm phúc cho thiên hạ.

Xiển biết chuyện, bèn lừa lúc quan đi vắng, đến viết thêm vào đôi câu đối. Hôm quan về thấy đôi câu đối của mình bị sửa thành:

Mắt trắng dã, môi thâm sì,dám tự chiếm Ngũ Hành chính khí.

Gặm như sâu,khoét như mọt,cả gan đề nhất lộ phúc tinh.

Đọc xong mặt tát nhợt, quan gọi lính hỏi:

- Đứa nào chữa câu đối này?

- Bẩm quan. Người viết thêm hai câu đối ấy là quan, dạ quan ấy nói là bạn của quan ạ.

- Quan xưng danh là gì ?

- Dạ ... Quan Xiển ạ.

Lính vừa nói xong bị quan lọc ra đánh trăm roi, vừa đánh quan vừa nói:

- Quan ... Quan Xiển !

Quan huyện biết là Xiển chửi nhưng không làm gì được đành trút giận lên đầu tên lính hầu.

Sau lần Xiển đổi liễn đối, quan liền đốt ngay liễn đối ấy đi và treo thay vào một bài thơ xướng họa. Y rất hài lòng về bài thơ đó. Bởi trong baì thơ, y tự đề cao có "nhân đức" với dân. Bài thơ:

Mười sáu năm trời ở với dân
Một lòng nhân đức chẳng sai phân
Nào ai có việc quan đòi hỏi
Cứ việc tường khai chẳng ngại ngần.

Nhưng bài thơ đó treo chưa được bao lâu, Xiển lại biết. Và đợi quan đi vắng, Xiển đến họa lại như sau:

Mười sáu năm trời ở với dân
Một lòng bạc ác chẳng sai phân
Nào ai có việc, quan đòi hỏi
Tiền bạc vô quan chẳng ngại ngần

Lần này quan lại trút nỗi giận lên đầu tên lính hầu. Và từ đấy quan huyện không dám treo liễn đối, thơ xướng họa nữa.

Bà Bang vốn là con gái làng Bồi. Thủa chưa lấy ông Bang, bà đã nổi danh tài sắc và đa tình. Bà đã bỏ chồng hai ba phen rồi mới lấy quan Bang. Lấy được mấy năm, thì quan Bang già về chầu tổ để lại cho bà Bang trẻ một gia tài kếch sù.

Bà dọn về làng ở và muốn phô trương sự giàu sang, trưởng giả của mình, bà tìm đến người hay chữ nhất vùng là Xiển Bột để xin chữ về treo.

Xiển lấy bút viết ngay hai chữ: "Đai Dĩ " thật to tặng bà Bang và giải thích cho bà nghĩa của hai chữ này là: người đàn bà có phúc lấy được chông quan giàu sang.

Bà Bang đem treo ngay hai chữ đó lên giữa nhà, lấy làm tự đắc lắm.

Người làng thấy vậy, càng ghét bà Bang và không phục ông Xiển. Một hôm, có người gặp Xiển nói:

- Bẩm cụ. Bà Bang tính tình lẳng lơ như thế mà cụ cho hai chữ "Đại Dĩ " thật quá đáng.

- Xiển cười đáp lại:

- Có gì là quá. Đại dĩ là đĩ dại, thế chẳng đúng à!

Nghe Xiển nói, dân làng mới vỡ lẽ, ôm bụng cười. Còn bà Bang khi nghe được ý này, vội hạ ngay hai chữ đang treo ở giữa nhà xuống và từ đó hết dám vênh vang tự đắc.

Nhân dịp đầu xuân mới, quan tổng đốc Thanh Hóa Vương Duy Trinh mời viên công sứ Pháp và Xiển ăn tiệc ở nhà mình. Hôm ấy, lại có cả một viên tri huyện lên mừng tuổi quan tổng đốc. Cả bốn người cùng ngồi vào bàn tiệc. Trước khi nâng chén, viên tri huyện bàn nhỏ với Xiển:

- Không kể quan công sứ là người Pháp, cụ và tôi là khách xa đến mừng tuổi quan tổng đốc ta đều là những người am hiểu văn chương, vậy theo phong tục Á Đông ta cũng nên làm một câu đối gọi là mừng tuổi ngài tổng đốc cho phải phép!

Xiển gật gù và đồng tình:

- Ngài nói phải, để tôi làm câu đối cho. Còn ngài thì viết. Ta làm ngay đi thôi, để lâu lại mất hứng.

Viên tri huyện thưa chuyện ấy với quan tổng đốc. Quan tổng đốc vui vẻ bảo lính đem giấy bút ra. Mặc cho viên tri huyện nằm bò trên giường với tờ giấy hồng điều to tướng. Xiển cứ ngồi đánh chén tì tì, thỉnh thoảng mới đọc một chữ. Quan huyện thấy người ta ăn uống mà sốt cả ruột, nhưng không dám giục Xiển hoặc nói năng chi cả. Cuối cùng câu đối làm xong thì cuộc rượu cũng vừa tàn. Câu đối như sau:

Năm kia xuân, năm ngoái xuân, năm nay xuân, năm bất tái.

Ông Đốc thọ, ông Tây thọ, ông huyện thọ, thọ vô cương.

Thế là viên tri huyện hay nịnh hót quan trên kia bị Xiển chơi cho một vố, phải nhịn đói ra về.

Bị chơi nhiều vố đau quá, quan huyện dò mãi mới biết là Xiển, tức quá, nhưng có muốn gây chuyện cũng không được vì ông là người khác huyện. Lão huyện bèn đem chuyện ấy nói lại với Án Tiêu và tỏ ý nhờ quan thầy trả thù hộ.

Lần ấy, Án Tiêu về quê ngoại là làng Yên Lược ăn giỗ. Lão bắt dân làng phải dọn dẹp đường sá sạch sẽ, mang cờ quạt đón rước thật long trọng. Sáng sơm mai, Án Tiêu mới về thì chiều nay đường làng đã được quét sạch như chùi, cây cối hai bên đường phát quang cả.

Gà gáy, Xiển dậy lấy cứt chó đem ra đường cái, cứ cách một quãng bỏ một bãi, bãi nào cũng cắm một quả ớt lớn (Thanh Hoá gọi ớt là hạt tiêu). Sáng ra, khi mọi người kính cẩn đón rước án Tiêu, Xiển vác cờ đi trước, cứ hễ trông thấy bãi cứt có cắm quả hạt tiêu, ông lại chửi:

- Tổ cha đứa nào ỉa ra tiêu.

Án Tiêu nằm trong cáng nghe tiếng chửi, biết là Xiển chửi mình nhưng không đủ lý do để bắt bẻ, đành gọi bọn lý hương lại, quở trách không chịu đôn đốc dân phu quét dọn đường sá cho sạch và bảo chúng truyền lệnh rằng:

- Quan huyện trong người khó ở, mọi người không được to tiếng, ồn ào!

Trước Tiếp theo

Các bài viết liên quan

1. Khi microsoft mở quán bar (Tạo ngày: 1422847364)

2. Câu chuyện máy tính (Tạo ngày: 1422847471)

3. Vòng quanh thế giới (Tạo ngày: 1422947462)

4. Chuyến bay định mệnh (Tạo ngày: 1422960361)

5. Dòm nhà quan Bảng (Tạo ngày: 1422989609)

6. Chọi gà (Tạo ngày: 1422989787)

7. Khỏa thân đón tàu hỏa (Tạo ngày: 1423017316)

8. Văn hóa (Tạo ngày: 1423117345)

9. Cô gái trả lời điện thoại  (Tạo ngày: 1423120728)

10. Lính cứu hỏa (Tạo ngày: 1423121031)

Tất cả bình luận (0)

  • 500 ký tự
  • Capcha: