Bài văn bất hủ của học trò - Phân tích và bình luận bài thơ Ông đồ
06-09-2018
Sau đây là một đoạn bình luận:
"Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua".
Người đọc sẽ cảm thấy thực sự bức bối. Xin thưa, câu thơ đề cập tới những vấn đề nổi cộm trong xã hội. Đầu tiên là sự đối lập thể hiện giữa hoa đào với mực tàu, một giá trị truyền thống dân tộc đang bị hàng hóa nước ngoài lấn át. Ông đồ già người Việt, viết chữ Nho và bán mực Trung Quốc, tôi không nghĩ ra một ví dụ nào hợp lý hơn về tình hình thị trường trong nước hiện nay. Có lẽ không phải chỉ bây giờ dư luận mới báo động về tình trạng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc tràn sang đang bóp nghẹt sản xuất trong nước.
Hình ảnh ông đồ già ngồi bán hàng ngoại nhập ngay vỉa hè vị trí đẹp “Bên phố đông người qua” khiến người đọc không khỏi chạnh lòng. Vỉa hè ư, vỉa hè là để cho người đi bộ, lấn chiếm lòng lề đường để bán hàng ngoại, ông đồ có lẽ không ý thức được thế nào là bảo hộ mậu dịch. Ông mắc thêm một khuyết điểm nữa là vi phạm nghị định 36/CP. Cho nên trong câu thơ, Vũ Đình Liên sử dụng chữ "lại" là rất chính xác, “lại” mang một hàm ý ca thán, biểu lộ sự thất vọng và bất lực nhiều hơn.
Bài văn bất hủ của học trò - Giải thích câu thành ngữ "Anh em như thể tay chân"
Anh em như thể tay chân nghĩa là khi "chân " đau thì "tay" băng bó cho "chân", còn nếu "tay" đau thì "chân" đưa " tay "đi bệnh viện.
Bài văn bất hủ của học trò - Tả vật nuôi trong nhà
Nhà em có nuôi cá vàng, đã chết một số con, giờ còn bốn con. Cá vàng nhà em thường xuyên bị bỏ đói vì mọi người trong nhà quá bận rộn: bà nấu cơm, mẹ giặt quần áo, bố tưới cây, em em thì chơi còn em thì học bài. Em ngầm nghĩ cá vàng nhà em hay chết là vì thường xuyên bị bỏ đói.
Bài văn bất hủ của học trò - Tả cây bàng trong sân
Cây bàng trong sân trường em rợp bóng mát. Đấy là nơi chúng em vẫn vui đùa mỗi giờ ra chơi. Tán cây bàng to như cái mẹt của bà bán bún.
Trước
Tiếp theo