Bánh tao đâu
09-05-2015 admin
Ông thầy đồ nọ vốn tính tham ăn. Bữa ấy có người mời đi ăn cỗ, thầy mới cho một cậu học trò nhỏ theo hầu.
Ðến nơi, thầy ngồi vào cỗ, bảo học trò đứng bên cạnh. Trông thấy trong mâm cỗ còn nhiều bánh trái, bụng no nhưng thầy lại muốn bỏ túi mấy chiếc.
Sợ người chung quang nom thấy thì mất thể diện, thầy mới cầm bánh thản nhiên đưa cho học trò, bảo:
- Này, con cầm lấy!
Vừa đưa, thầy vừa nháy ra hiệu bảo cất mang về cho thầy.
Cậu học trò không hiểu được cái nháy mắt thâm thuý của thầy, tưởng thầy cho thật, liền bóc ngay ra ăn.
Thầy nhìn thấy, giận lắm, nhưng giữa đông đủ mọi người, không dám mắng.
Ðến lúc ra về, thầy vẫn còn tiếc mấy cái bánh, muốn kiếm cớ để trả thù học trò.
Khi hai thầy trò đang cùng đi ngang nhau, thầy bèn giận dữ mắng học trò:
- Mày là anh em bạn với tao hay sao mà dám đi ngang hàng với tao?
Trò sợ, vội vàng đi nhanh lên trước. Thầy lại gắt:
- Mày là bố tao hay sao mà dám đi trước tao?
Trò tụt lùi lại sau. Thầy lại quát:
- Tao có phải là thằng tù đâu mà mày phải đi sau áp giải.
Trò ngơ ngác quay lại tưa:
- Bẩm bẩm, con đi thế nào thầy cũng mắng, vậy xin thầy bảo cho con nên thế nào cho phải ạ?
Thầy chẳng ngần ngại gì nữa, hầm hầm bảo:
- Thế bánh tao đâu...?
Chó cắn tay
Ông thầy kia thấy đứa học trò nhỏ cầm cái bánh bàng. Thầy rằng: "Mầy đem đây tao làm cái trăng khuyết cho mầy coi".
Thằng nhỏ không dè đưa cái bánh cho thầy, thầy cắn phứt hết nửa cái, rồi nói rằng: "Ðể tao làm trăng lặn cho mầy coi!".
Thầy vừa há miệng cắn bánh, thằng nhỏ nóng ruột lấy tay đập lại, lờ thầy cắn nhầm tay, nó khóc. Thầy dỗ rằng: "Thôi thôi, bữa nay tao tha mầy học.
Về nhà có hỏi thì mầy nói bị chó cắn nhầm tay nhé!".
Quanh huyện dậy dày tớ
Quan huyện nói với đầy tớ:
- Mày ở gần tao mà chẳng học tập tao được cái gì cả.
- Dạ! Con học cũng được kha khá rồi đấy chứ ạ.
- Mày học cách ăn nói, cư xử của tao chưa?
- Dạ rồi. Gặp dân thì mày tao. Gặp quan trên thì bố con. Thằng dân nào cứng đầu thì cho nó ngửi đế giày. Quan trên có mếch lòng thì cố giơ mặt cho ông ấy đạp 1 phát để giãn gân cốt.
- Thế còn kiếm tiền?
- Tận thu của dân. Nhà nào không có tiền thì thu dép rách, quần thủng đít, bát vỡ, nồi bẹp... Không có dép, quần... thì bắt nó ngồi vào thùng, đánh vài chục roi rồi lấy sản phẩm thừa bón ruộng.
Cao Bá Quát chửi vua Tự Đức
Hồi Cao Bá Quát còn đang làm hành tẩu trong Huế, một hôm ở chỗ làm việc của ông xảy ra một vụ cãi cọ rồi đánh nhau giữa hai vị quan khá to ở triều đình. Khi Tự Ðức ra mặt xét xử, thấy Quát là người thấy tận mắt cái cảnh đó, liền bắt Quát ra làm nhân chứng. Quát vốn đang bất mãn tràn trề, mới lựa lấy một câu chửi đã được nghe để viết vào tờ khai như sau:
Trước Quát không biết
Sau Quát chẳng hay
Nửa chừng Quát đến
Quát thấy thế này:
Bàn trên bảo chó.
Bàn dưới bảo chó.
Trên dưới đều chó
Rồi choảng nhau luôn
Thần can chẳng bỏ
Thần thấy thế nguy
Thần sợ thần chạy!
Tự Đức cũng là dân văn, nên đọc đến câu "Trên dưới đều chó" (Thượng hạ giai cẩu) thì biết ngay tên này vừa chửi cả triều đình , tính luôn ông ta vào. Nhưng đây là kiểu chửi kín nên không thể công khai bới ra mà bắt lỗi được, rốt cuộc phải cho qua.
(Phải khen Cao Bá Quát vụ này một chữ: khôn. Sĩ diện của vua chúa có thể nói là to hơn trời. Nếu bung bét ra, tội phạm thượng chắc chắn khiến Quát rơi đầu, nhưng cái danh "Vua đầu tiên trong lịch sử VN bị làm thơ chửi như chó" thì Tự Đức có đánh chết cũng không dám gánh)