Vui Một Chút

Cười là vui, vui càng phải cười.

Trước Tiếp theo

04-02-2015

Quỳnh đi đò ngang thường chịu tiền, lâu quá hóa nhiều, không trả được.
Lúc anh lái đò đến đòi, Quỳnh bảo:
- Ừ đợi đấy, mai ta trả.
Rồi mua tre nứa, lá gồi làm một cái nhà bè ở giữa sông, trong để một câu: Đ... mẹ thằng nào bảo thằng nào!
Và phao ầm lên rằng đó là lầu yết thơ của Trạng.
Thấy nói thơ Trạng, thiên hạ nô nức kéo nhau đi xem. Đi đò ra đến nơi, thấy độc một câu như thế, chán quá liền đi đò về. Người khác gặp hỏi thì chỉ trả lời: "Ra mà xem!"
Thế là thiên hạ càng thấy lạ, càng xô nhau ra xem. Anh lái đò chở hết chuyến nọ đến chuyến kia không kịp, trong ba bốn ngày, được không biết bao nhiêu tiền.
Được mấy hôm, Quỳnh dỡ nhà bè, bán lại cho anh lái đò. Anh lái đò trừ nợ. Quỳnh mắng:
- Anh còn nợ ta thì có, ai làm cho anh mấy hôm chở được bấy nhiêu tiền?
Anh lái đò mới nhận ra, liền cám ơn Quỳnh rồi rít và xin trả đủ tiền.

Đồn rằng Quỳnh xinh cùng thời với Thị Điểm. Quan Bảng sinh ra thị Điểm, dạy học trò đông lắm. Quỳnh ngày ngày giả vờ đến xem bình văn, để ngấp nghé cô Điểm. học trò biết ý, vào thưa với quan Bảng, ngày bắt vào hỏi.
Quỳnh thưa:
- Tôi là học trò, thấy trường quan lớn bình văn, tôi đến nghe trộm.
Quan Bảng nói:
- Ta biết hết rồi, anh đừng giả danh học trò mà bắt chước tuồng chim chuột. Có phải học trò thì ta ra cho một câu đối, không đối được thì đánh đòn!
Quỳnh vâng.
Quan Bảng ra một câu:
- Thằng quỷ ôm cái dấu, đứng cửa khôi nguyên
Quỳnh ứng khẩu đối ngay:
- Con mộc dựa cây bàng, dòm nhà bảng Nhãn
Quan Bảng thấy Quỳnh xuất khẩu thành chương có bụng yêu, giữ Quỳnh lại nuôi ăn học. Quỳnh học tấn tới lắm, kỳ nào văn cũng được đọc. Từ ngày trường quan Bảng có Quỳnh, bao nhiêu học trò danh sĩ đều phải nhận Quỳnh tài giỏi hơn cả.
Quan Bảng thấy Quỳnh học giỏi, có ý muốn gả cô Điểm cho, mà cô Điểm nghe cũng thuận.
Quỳnh biết rằng cô Điểm vào tay mình rồi, thoả được ước nguyện, song tính tinh nghịch, cứ đùa cợt luôn. Cô Điểm đứng đắn, thùy mị không ứa chớt nhả, Quỳnh lại càng ghẹo dai.

Một ông quan vào quán ngồi bệ vệ lắm, Quỳnh giả làm học trò xác, mon men đến đứng bên, hễ thấy quan ăn miếng trầu nào nhả bã ra thì lại cúi xuống nhặt.

Quan hỏi:
- Mày là ai?
- Bẩm, tôi là học trò.
- Học trò sao lại lẩn thẩn thế?
- Bẩm, chúng tôi thây phương ngôn thường nói: "Miệng kẻ sang có gang có thép!",chúng tôi nhặt xem gang thép như thế nào.
Quan thấy Quỳnh có ý xược, ra oai thét:
- Đã xưng là học trò, thì phải đối ngay câu phương ngôn ấy đi, đối được thì tha cho, không sẽ đánh đò!
Quỳnh rụt tè thưa:
- Bẩm quan khó lắm!
Quan lại quở:
- Khó thì khó cũng phải đối!
- Bẩm quan con xin đối .
- Nói mau!
Quỳnh mới đọc:
- Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm.
Quan ngồi lặng đi rồi đỏ mặt nói:
- Ừ đối cũng chỉnh, nhưng mà xấc lắm.

Sau vụ "Quyển Sách Quý" nọ, bọn quan thị (1) kia tức anh ách, rắp tâm tìm cách hại Quỳnh cho bằng được. Một lần kia, nghe nói Quỳnh chọi gà với sứ Tàu thắng, bọn quan thị tổ chức thi gà chọi, lại mời cả Chúa đến dự cuộc vui.

Quỳnh vốn ghét bọn quan thị, từ chối, nói là không có gà, nhưng họ nhiễu mãi, phải ừ và hẹn đến mai di bắt gà về sẽ chọi. Bên láng giềng có một con gà trống thiến, Quỳnh mượn mang về.
Sáng sớm, mở mắt dậy, đã thấy quan thị đem gà lại rồi. Quỳnh sai bắt gà trống thiến đem ra chọi.

Cuộc thi gà chọi được tổ chức tại sân nhà của Quỳnh. Ngay trận đầu tiên, người ta đã chứng kiến một cảnh tượng buồn cười vì con gà của Quỳnh chả có thủ thế hoặc lừa miếng gì cả, nó cứ nhằm đối thủ mà nhào vô mổ lia lịa, y như những con gà bình thường đánh nhau vậy. Những người coi vốn ghét bọn hoạn quan vô lại, thấy vậy thích quá, reo hò kịch liệt, hoan hô ầm ỹ. Nhưng chỉ một lúc sau, con gà chọi loại chuyên nghiệp kia phản đòn, nó đâm một phát cựa trúng ngay ức con gà của Quỳnh.
Chú gà đó giẫy đành đạch, chết tuốt. Chúa thấy thế cười khoái trá, còn những người đến xem thì chán nản bỏ về hết.

Quan thị vỗ tay reo:
- Thế mà đồ rằng gà của Trạng hay, chọi được gà Tàu, giờ mới biết đồn láo cả!
Quỳnh chẳng cãi lại, chỉ nói:
- Các ngài nói phải, trước gà tôi chọi hay lắm, nhưng từ khi tối thiến đi, thì nó đốn đời ra thế!

Rồi ôm gà mà than thở: "Khốn nạn thân mày, gà ôi! Tao đã bảo thân phận may không dái thì chịu trước đi cho thoát đời, lại còn ngứa nghề làm gì cho đến nỗi thế! Thôi mày chết cũng đáng đời, còn ai thương nữa, gà ôi!"
Các quan thị nghe thế, xấu hổ, ôm gà cút thẳng.

(1): Ám chỉ là hoạn quan bị thiến

Trước Tiếp theo

Các bài viết liên quan

1. Vì sao nàng thi rớt thanh lịch? (Tạo ngày: 1422607708)

2. Mày để cho nó một chút (Tạo ngày: 1422847854)

3. Câu đối có chí khí (Tạo ngày: 1422848406)

4. Đóng oản (Tạo ngày: 1422851930)

5. Vòng quanh thế giới (Tạo ngày: 1422947462)

6. Cuộc thi nhịn đói (Tạo ngày: 1422959379)

7. Những người dũng cảm nhất hành tinh (Tạo ngày: 1422959560)

8. Giải noben thế giới (Tạo ngày: 1422960495)

9. Đơn xin chôn trâu (Tạo ngày: 1422961166)

10. Mẹo trẩy kinh (Tạo ngày: 1422961228)

Tất cả bình luận (0)

  • 500 ký tự
  • Capcha: