Vui Một Chút

Cười là vui, vui càng phải cười.

Trước

06-09-2018

Canh khuya tàn cuộc, người nhà Bùi tướng công đưa Chung Nhi vào thư phòng nghỉ, chợt trông thấy trên tường có một vế câu đối: "Bát đao phân mễ phấn", bốn chữ trên là từ chữ "Phấn" mà ra. Phấn Khanh viết mấy chữ này có ngầm thách những chàng trai đến hỏi nàng đối lại, nhằm "sát hạch" tài ba của ý trung nhân. Chung Nhi nhìn năm chữ ấy, đọc thấy chữ "Phấn", biết đó là tên của tiểu thư, sẵn trên án có nghiên bút, cũng ngoằng một cái thật to tên mình là "Chung" vào. Viết xong chàng quẳng bút lăn kềnh ra ngủ, không còn biết trời đất là gì. Đến sáng, Phấn Khanh vào trông thấy chữ "Chung", cho rằng Chung Nhi đã đối là: "Thiên lý trọng kim chung", bốn chữ này là từ chữ "Chung" mà ra. Nghĩa đen cả hai vế câu đối là: "Tám đao chia hột gạo", "Nghìn dặm nặng chuông vàng", Chỉnh quá! Chỉnh quá! Nàng nức nở khen hay, cho là tài Chung Nhi đáng bậc khôi nguyên. Bùi tướng công truyền gia nhân bày tiệc ở Thủy đình trên hồ bán nguyệt, cho biểu thư một số vàng để biếu Chung Nhi làm lễ tiễn hành. Nàng lại đưa cho Chung Nhi một phong thư chúc chàng thượng lộ bình an. Chung Nhi lên đường lòng mừng rỡ vô cùng. Nàng Phấn Khanh cũng đi theo tiễn mấy dặm đường, mới quay trở lại.
Chung Nhi từ khi ở nhà Bùi tướng công bước chân ra, trong bụng vui sướng như là lên núi Bồng Lai gặp tiên vậy. Đi đường, nghĩ ngợi lấy làm thích quá, chàng đi quanh đi quẩn thành ra lạc vào một cái miếu, bốn bề vắng ngắt không một bóng người. Bỗng Chung Nhi thấy một ông cụ đầu râu tóc bạc, chống gậy thơ thẩn tự đằng xa đi đến, ngả nón đặt gậy dưới gốc cây ngồi nghỉ. Chung Nhi đến trước mặt, chắp tay chào, tự nhiên ông cụ hỏi ngay chàng rằng: – Nhà ngươi trẩy kinh, sao lại quanh quẩn vào đây làm gì? Chung Nhi thấy hỏi, ngạc nhiên đáp rằng: – Lạ, sao cụ biết con đi kinh? – Thế mà lão biết. – Thưa cụ, quả con trẩy kinh thực. Nhưng không phải đi đường này, thời cụ dạy đi đường nào? Ông cụ tủm tỉm cười mà rằng: – Ờ, đi thi! Nào, lão thử xem trong bụng có chữ gì không mà cũng đi thi nào! Rồi cầm gậy chọc vào bụng Chung Nhi bảo: – Này, chân lão mỏi lắm. Có muốn biết đường trẩy kinh, chịu khó bóp hộ lão, rồi lão bảo. Chung Nhi lom khom quỳ xuống bóp chân cho cụ. Cụ vuốt râu nói: – Ờ, anh này khá, bảo được. Chung Nhi thấy nói bảo được, hơi có ý không bằng lòng. Nhưng cũng cố chịu mà bóp. Ông cụ lại bảo rằng: – Này, có muốn làm Trạng nguyên thời từ đây lên đến kinh, cõng lão rồi lão bảo. Chung Nhi bình nhật vẫn chăm chăm về chữ trạng nghe thấy thế, nhẽ nào không muốn, liền ghé vai vào cõng, trong bụng tựa hồ có ý vui lắm. Chạy đi vùn vụt một mạch, bất giác một chốc thế nào lại đến ngay kinh. Cụ cười bảo rằng: – Khi ở trong đình Uyên Ương, hồ bán nguyệt nhà Bùi tướng công, sung sướng nhỉ? Chung Nhi nghe thấy thế giật nảy mình lên, lập tức cúi đầu chắp tay, sụp xuống lễ cụ mà nói rằng: – Lạy cụ, cụ thực là một ông thánh, không có cái gì là không biết trước. Cụ đáp: – Lão bảo cho biết: Nhà ngươi là một vị thiên tinh giáng hạ. Người con gái ấy cũng là một thiên nữ giáng sinh. Chính là trời sinh người ấy giúp nhà ngươi sau này đó. Nhưng mà duyên cầm sắt trong hai năm mới hợp. – Thưa lạy cụ, cụ đã có tài biết trước, xin cụ dạy vận mệnh chúng con sau này thế nào? Chung Nhi nói. Cụ bảo: – Nhà ngươi tuy không phải lấy văn chương khoa mục làm được Trạng nguyên, nhưng cái chức Trạng nguyên chắc là làm được. – Thế bao giờ thời vận mới đến? – Hiện bây giờ, tướng tinh nhà ngươi còn hãm, chưa được xuất sắc. Và hoàng thượng thánh thể không an, khoa thi này tất là hoãn. Sau này chắc có biến cố, ngày ấy tháng ấy cứ nhớ mà ra góc thành đằng đông, hễ thấy người nào như thế, cứ cõng mà chạy. Từ đó trở đi mới đại phát. Bây giờ thời vận chưa đến. Lão hãy truyền khẩu cho mấy phép bói toán, để làm một cái lối giao kết bè bạn, lừng lẫy danh tiếng, rộng đường thi thố về sau. Trạng mừng lắm, lễ xin chịu dạy. Ông cụ mới đem ngũ hành bát quái, tinh vi độ số, thập nhị thời thần, thiên la địa sát, toàn những thuật ngữ, khái niệm trong phép bói toán; rồi lại lấy lẽ mẹo thuật pháp nói qua một lượt, dạy Chung Nhi cách tính toán. Chung Nhi tuy không có mấy hột chữ, nhưng cũng thông minh về mặt ăn nói, nghe những mẹo đoán, mẹo nói của ông cụ truyền cho, nói đến đâu nhớ đến đấy, nhập tâm cả. Ông cụ thấy Chung Nhi thông minh, linh hoạt, mừng lắm, bảo rằng: – Thôi bây giờ bao nhiêu thuật pháp của lão, ngươi đã nuốt hết được tất cả vào trong bụng. Thế cũng đã đủ thi thố với đời đó. Lão đề cho mấy chữ biển ở đây mà lập cửa hàng bói, để lão đi chơi nơi khác. – Cụ đi bao giờ thời trở lại? Chung Nhi hỏi. Cụ bảo: – Lão đi vân du bốn phương, nay đây mai đó. Chưa biết bao giờ lại đây được. Chung Nhi nằn nì xin cụ ở lại, thế nào cụ cũng không ở. Khi sắp bước chân ra, lại quay lại dặn suốt từ đầu đến cuối. Năm ấy thế ấy, năm nọ thế nọ, việc này thế này, việc kia thế kia, phải nên nhớ kỹ. Sau này tuy cũng có gặp lắm việc hiểm hóc bất thần, khắc có thần trợ cũng được trơn suốt tất cả không ngại. Chung Nhi sụp xuống đất, xin tên họ. Cụ cười mà không nói, ngâm vọng mấy câu rằng: Mình còn phải hỏi chi ta, Kiếp xưa âu đấy cũng là kiếp tiên. Ai ơi đã muốn biết tên, Mai sau hỏi bãi Tự Nhiên ấy là. Ngâm xong, cụ đứng dậy vùn vụt một chốc đã thấy khuất trong mây, không thấy bóng đâu nữa. Ông cụ ấy là Chử Đồng Tử hiện lên để dạy Chung Nhi. Và ngẫm trong ý tứ câu ca, thời Trạng kiếp trước cũng đã hóa thân làm tiên, cho nên nói kiếp xưa cũng là kiếp tiên, kiếp thần. Chuyện truyền ngôn chỉ có thế.
Trạng Lợn cùng nàng Phấn Khanh ở quê nhà vài tháng, rồi từ tạ mẹ và anh chị lai kinh. Khi qua trang trại Bùi tướng công, hai vợ chồng vào thăm. Chưa được một ngày thì nhận được chiếu chỉ vua sai đi dẹp giặc. Trạng biết ngay cơ sự, thưa với nhạc phụ: – Việc này do âm mưu của Thái sư họ Dương, bởi vì trước đây lão ép gả con gái cho tiểu tế không được, nay thấy sánh duyên cùng lệnh ái, nên để tâm thù. Nhân có giặc đương thả voi trận quấy rối miền biên cương vùng Thanh – Nghệ, lão muốn đẩy tiểu tế đến nơi nguy hiểm. Nhưng xin nhạc phụ chớ lo! Hôm sau, Trạng cùng vợ lai kinh. Trước lúc lên đường, vua ban cho Trạng cờ biển và dặn rằng: – Khanh đi kinh lược vùng Thanh – Nghệ, trẫm trao cho chức “Tiết chế quân vụ”. Trong hàng quân, kẻ nào trái lệnh, khanh được phép “tiền trảm hậu tấu”. Trạng cho mời Trạng Cờ, Trạng Vật, Trạng Ăn đến bàn kế chống giặc. Xong đâu đấy, phong Trạng Vật làm tướng tiên phong. Trạng Cờ đốc thúc thủy bộ. Trạng Ăn coi việc vận chuyển và binh lương. Nàng Phấn Khanh cũng cương quyết lĩnh ấn, đeo gươm theo chồng đi dẹp giặc. Tới Thanh – Nghệ, Trạng phân quân sĩ thành cơ đội, rồi đóng trại quanh núi. Thám tử về báo: “Giặc đóng tại Bố Chính, Quy Hóa trở vào, đông như kiến cỏ, thả voi phá hoại mùa màng, quấy nhiễu nhân dân, mà địa thế lại rất hiểm trở”. Trạng Vật nói: – Làm trai có chí lập công lớn thì dẫu nguy hiểm bao nhiêu cũng không quản. Ta quyết đem thừng xỏ mũi chúng lôi về! Trạng mừng lắm, giao cho Trạng Vật ba nghìn quân đi tiên phong. Trận đầu, khi Trạng Vật vừa cho cắm trại, thì thình lình quân giặc kéo đến vây đông vô kể. Chúng dùng tên bắn như mưa và thả voi xông bừa vào. Trạng Vật cùng quân lính chống đỡ tới chiều vẫn không phá được vòng vây. May sao có Trạng Cờ và Trạng Ăn thúc quân tới kịp, cùng hiệp lực mới thu được quân về… Trạng sai bốn đạo quân mở nhiều trận đánh lớn làm cho giặc thua to, từ đấy cứ lẩn lút trong rừng sâu. Nhưng hễ quân Trạng xông vào là chúng bắn tên ra như mưa. Giặc thủ thế, ta khiêu chiến, chúng cũng không ra. Đến đêm, Trạng ngầm sai quân lính để nhựa thông vào những đống củi khô chất sẵn và cho quân mai phục. Quả nhiên đầu canh năm, giặc kéo ra cướp phá. Trạng Vật lập tức nổi hiệu phóng lửa tứ phía, rồi bắn tên vào như mưa. Voi ngựa xô nhau sa hố gần hết, còn binh tướng giặc bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Sau đó, Trạng dẫn quân vào trận tiền, bắt sống được tướng giặc, đóng cũi giải về kinh đô. Nhà vua nghe tin mừng lắm, ngự giá ra khỏi hoàng thành đón rước về triều, khao thưởng quân sĩ, ban phong chức tước. Khi đem tướng giặc ra tra hỏi, mới hay là chính viên thái sư đã ngầm tư thông với giặc, xui chúng đem quân xâm lược đất đai vùng Thanh – Nghệ, rồi tâu vua sai Trạng đi dẹp giặc, định nhờ tay giặc trừ khử Trạng, để báo thù việc Trạng không lấy con gái lão. Vua đùng đùng nổi giận, ra lệnh đem tướng giặc ra chém trước cửa thành, rồi lập tức thiết triều, nghị xét Dương thái sư. Nhà vua giáng chỉ, bắt thái sư bỏ ngục, cách hết quan tước, tịch ký gia sản bao gồm rất nhiều ngà voi, sừng tê và vàng bạc châu báu của hai động đem tiến, không biết bao nhiêu mà kể.
Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà Chúa Liễu nổi tiếng rất linh thiên, không ai là không kinh sợ. Chúa Liễu có nhiều ruộng và bà cũng cho cấy rẽ để lấy lợi. Lần ấy, Quỳnh vào đền khấn mượn đất xong thì khấn quẻ âm dương hỏi Chúa là bà lấy gốc hay lấy ngọn trong vụ thu hoạch tới. Lần đầu Chúa bảo lấy ngọn, thế là vụ ấy Quỳnh trồng khoai lang. Đến khi khoai đã có củ, đào khoai xong, Quỳnh đem hết củ về nhà còn bao nhiêu dây khoai Quỳnh đem để đền bà chúa. Lần thứ hai, xin âm dương, Chúa đòi lấy gốc để ngọn cho Quỳnh. Mùa ấy Quỳnh liền trồng lúa. Đến mùa gặt, Quỳnh cắt hết bông và đem gốc rạ trả cho Bà Chúa! Chúa Liễu hai lần bị Quỳnh lừa, tức giận lắm xong đã trót hứa rồi, không biết làm thế nào được. Lần thứ ba, Quỳnh đến xin thì Chúa bảo lấy cả gốc lẫn ngọn, còn khúc giữa cho Quỳnh, Quỳnh giả vờ kêu ca: – Chị lấy thế em còn gì được nữa ! Khấn đi khấn lại mãi, Chúa nhất định không nghe, Quỳnh về trồng ngô, đến kỳ bẻ ngô bao nhiêu bắp Quỳnh giữ lại, còn ngọn với gốc Quỳnh đem nộp cho Chúa. Chúa mắc mưu Quỳnh ba lần, đòi lại ruộng, song trong ba vụ ấy, Quỳnh đã kiếm cũng được cái vốn kha khá rồi.
Trước

Các bài viết liên quan

1. Câu đối có chí khí (Tạo ngày: 1422848406)

2. Cuộc thi nhịn đói (Tạo ngày: 1422959379)

3. Tai nạn máy bay (Tạo ngày: 1422960981)

4. Lãng tai (Tạo ngày: 1423117283)

5. Đôi câu đối chội (Tạo ngày: 1423486863)

6. Đập cột dọc (Tạo ngày: 1423551409)

7. Đổi bò gầy lấy bò béo (Tạo ngày: 1424754703)

8. Đắp chăn (Tạo ngày: 1425008530)

9. Cô dâu thử tài chú rể (Tạo ngày: 1425021587)

10. Tại sao thể thao Việt Nam kém thành tích? (Tạo ngày: 1425970993)

Tất cả bình luận (0)

  • 500 ký tự
  • Capcha: