Vui Một Chút

Cười là vui, vui càng phải cười.

Trước

02-02-2015

Ngày trước, dân ngụ cư là kẻ thấp kém nhất trong làng. Cho nên, đến Yên Lược, vừa dựng xong túp lều, Xiển bị bọn lý trưởng bắt ra làm mõ.

Một hôm, lý trưởng thấy một chị hàng bát ngồi ỉa ở cái bãi rậm đầu làng, liền bắt lấy gánh bát rồi sai Xiển đi mời "làng" ra đình chia phần. Xiển vâng vâng dạ dạ, vác mõ đi, cứ sau một hồi mõ "cốc cốc" lại rao:

- Chiềng làng chiềng chạ! lắng tai mà nge mõ rao: Cụ lý bắt được mụ hàng bát ỉa bậy đầu làng, mời "làng" mau ra đình mà chia phần!

Nghe nói chia phần, bao nhiêu chứ sắc, thân hào, vội vã kéo nhau ra đình. Ðến cổng đình, gặp Xiển, ai cũng nhao nhao hỏi:

- Chia phần gì thế mày?

- Con mẹ hàng bát ấy đâu rồi?

- Có nhiều không hả mày?

Xiển lễ phép đáp:

- Bẩm các cụ, con mẹ hàng bát ỉa bậy đầu làng. Dạ, nhiều lắm ạ, một đống to lù lù thế kia, có lẽ một cụ được đến vài ba bát chứ không ít đâu!

Vừa nói, Xiển vừa chỉ về phía hai cái sọt bát đang để ở hè đình.

Ðồn rằng có một lần vua ngự tuần ra Thanh Hóa. Nghe nói con cháu Trạng Quỳnh vẫn còn, vua bèn cho đòi đến. Xiển vâng lệnh tới hầu. Vua hỏi:

- Trước khi Trạng chết có trối trăng lại điều chi không?

Xiển đáp: - Dạ có ạ!

Vua bảo: - Thế nhà ngươi hãy thuật lại lời Trạng trối trăng cho ta nghe.

- Dạ tâu Hoàng thượng, cố tôi trước khi từ trần chỉ trối lại có một câu thôi ạ!

- Một câu cũng được, cứ nói ta nghe.

- Dạ, nhưng tôi không dám nói ạ!

- Tại sao!

- Dạ, nói ra sợ Hoàng thượng không được vui lòng.

- Ðược cứ nói, dù câu nói ấy thế nào ta vẫn không bắt tội.

Xiển năm bảy lần từ chối, vua năm bảy lần gặng hỏi, sau cùng Xiển mới thưa:

- Dạ, tâu Hoàng thượng, ông tôi kể lại rằng: "Trước khi cố tôi nhắm mắt, con cháu xúm xít quanh giường hỏi cố tôi có dặn con cháu điều chi không. Nhưng cố tôi không trả lời. Con cháu không yên tâm, cứ gặng hỏi mãi, cố tôi chỉ quát lên một câu: "Hỏi cái mả cha bay hay sao mà hỏi mãi thế?", rồi tắt thở.

Xiển làm thuốc, cho nên vua thường vời vào kinh chữa bệnh. Một hôm, vua đang nô đùa cùng bầy cung phi, thì thấy Xiển bước vào. Vua ngạc nhin hỏi có việc gì. Xiển đáp:

- Hạ thần nghe nói Hoàng thượng mắc phải bốn bệnh hiểm nghèo mà sách gọi là "tứ chứng nan y", nên vội vàng vào thăm Hoàng thượng.

Vua khó chịu nói:

- Thiên hạ ác miệng nói càn như vậy, chứ lâu nay Trẫm vẫn khẻo mạnh, có việc gì đâu! à thế "tứ chứng nan y" là nhứng bệnh gì?

Xiển tâu: - Dạ "tứ chứng nan y" họ nói đó là què, mù, câm điếc.

Vua nổi giận:

- Ðộc ác đến mức ấy là cùng! Trấm mà biết kẻ nào bịa chuyện phao đồn ra đầu tiên thì Trẫm sẽ cắt lưỡi chứ không tha!

Xiển nói:

- Hạ thần nghe thiên hạ đồn như vậy. Bây giờ mới biết là sai. Nhưng nghĩ cho kỹ, thì lại thấy là có nguyên do cả đấy ạ!

Vua hỏi: - Nguyên do như thế nào?

Xiển giả bộ rụt rè: - Xin Hoàng thượng tha tội kẻ hạ thần mới dám nói.

Vùa bằng lòng. Xiển nói:

- Thiên hạ thấy Hoàng thượng suốt năm chỉ quanh quẩn trong cung điện nên họ lầm tưởng là ngài què. Nước sắp mất mà Hoàng thượng vẫn ung dung vui thú, nên họ lầm tưởng là ngài mù. Trước cảnh núi sông bị quân giặc dày xéo mà Hoàng thượng cứ ngồi im, nên họ tưởng là ngài câm. Khắp nơi người ta đều kêu Hoàng thượng là kẻ hèn yếu, khiếp nhược nhưng ngài vẫn làm ngơ ký hòa ước hàng giặc, nên họn lầm tưởng là ngài điếc.

Vua biết Xiển chửi mình, tức uất người nhưng không đủ lý lẽ để bắt tội được.

Gặp lúc hỏng thi, Xiển và mấy anh em bạn đồng môn ngồi buồn mới giở trò bù khú với nhau. Anh em biết Xiển có tài ứng đối, thách Xiển vào xin tiền quan tổng đốc.

Bấy giờ tổng đốc Thanh Hóa khét tiếng là một người hiếu sát. Xiển bắt anh em giao kèo: nếu xin được tiền thì anh em cứ tính một đền thành ba, nghĩa là anh em sẽ phải trả cho Xiển một số tiền gấp ba số tiền Xiển xin được của quan. Bằng không dám xin, hoặc xin không được thì Xiển phải thết anh em một bữa no say. Tưởng đùa vui, nào ngờ Xiển vào tận dinh quan. Ai nấy chắc phen này Xiển sẽ làm ma không đầu.

Một buổi sáng nọ, quan vừa mở mắt ra công đường đã thấy Xiển quỳ ở ngoài sân. Quan quắc mắt hỏi:

- Thằng kia! Mày tới đây có việc gì?

Xiển thưa:

- Bẩm cụ lớn, con muốn nhờ tay cụ lớn hóa kiếp cho con.

Quan quát: - Thằng này muốn chết à?

Xiển trịnh trọng nói:

- Bẩm chính thế à. Con nghe nói lưỡi gươm cụ lớn sắc lắm, nên muốn xin cụ lớn một nhát để hồn về chín xuối cho được mát mẻ.

Quan gắt:

- Thật là đồ điên, cuồng, ngu, ngộ. Vì sao mày lại muốn chết?

Xiển đáp:

- Bẩm cụ lớn, con là học trò thi hỏng, nhà lại nghèo, nghiệp đèn sách chẳng ra sao, nghĩ tủi thân hổ phận chả muốn sống nữa.

Quan thấy Xiển dáng người học trò nho nhã, lại đối đáp đâu ra đấy một cách bình tĩnh liền bảo:

- Nếu học trò học giỏ mà hỏng thi thì cũng còn đáng thương. Nếu dốt mà hỏng lại đòi chết thì chết cũng đánh đời. Vậy hãy ứng khẩu một bài thơ lấy đề là "điên cuồng ngu ngộ" ta xem.

Xiển vâng lời, ứng khẩu đọc một hơi, mối câu có một trong bốn chữ của đầu đề:

Cao Tổ điên hào kiệt
Võ Ðế ngộ thần tiên.
Tặng Ðiểm cuồng thiên địa
Nhan Tử ngu thánh hiền

Nghe nói xong, quan biết Xiển có ý xỏ ngọt mình, song thấy Xiển là kẻ xuất khẩu thành chương, kính điển lau làu, văn thơ hàm súc, tỏ ra là người học thức rộng, lại có khí phách, liền thưởng cho ba chục quan tiền và bảo lui về.

Thế là từ đó, ngoài cái tên Xiển Bột còn có một cái tên nữa là Xiển Ngộ.

Trước

Các bài viết liên quan

1. Điếc... cả làng (Tạo ngày: 1422847981)

2. Lãng tai (Tạo ngày: 1423117283)

3. Đào hoa và lăng nhăng (Tạo ngày: 1426238387)

4. Chẳng nói gì mà chỉ lẳng lặng tắt đèn (Tạo ngày: 1427181949)

5. Im lặng là đồng ý (Tạo ngày: 1431711150)

6. Lang thang (Tạo ngày: 1478796699)

7. Lo lắng (Tạo ngày: 1536229142)

8. Đừng lo lắng (Tạo ngày: 1536229142)

9. Bệnh lãng tai (Tạo ngày: 1536229142)

10. Ai bị lãng tai? (Tạo ngày: 1536229142)

Tất cả bình luận (0)

  • 500 ký tự
  • Capcha: