Vui Một Chút

Cười là vui, vui càng phải cười.

Trước Tiếp theo

06-09-2018

Một ông quan lớn đến hiệu thợ may may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may hỏi: – Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ? Quan chạm lòng tự ái, cau mày lại: – Nhà ngươi muốn biết như thế để làm gì? Người thợ may liền đáp: – Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lý, truyền: – Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
Có một anh nông dân về nhà ăn cơm trưa, thấy món rau xào hôm nay rất ngon, liền hỏi vợ: – Rau xào hôm nay sao ngon thế? Vợ đắc ý khoe: – Hôm nay có hai người mua chung một miếng mỡ lợn, trên đường đi qua nhà mình đã mượn dao để chia, em đã rửa con dao dính mỡ lợn vào chảo, nên rau mới ngon như thế đấy! Anh chồng nghe xong, tiện tay tát cho vợ một cái, mắng: – Tại sao không rửa vào vại nước để mà ăn mấy ngày? Vợ rất uất ức chạy sang bên cạnh mách tội của chồng với ông chú. Chú nghe xong quát tướng lên: – Đánh thế hãy còn nhẹ, sao không rửa dao dưới ao, để chúng tao cũng được ăn?
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ” , đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. – Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ. – Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẽ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Du dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy cậy, trong long vẫn thấp thỏm. – Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba. – Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì… – Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ? – Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” , nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: "Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia." – Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: Tam đại con gà nghĩa làm sao? – Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
Có một ông lãnh binh, lúc nào trên lưng cũng đeo súng kè kè, nhưng lại bắn rất tồi. Có cái bia sau nhà, đứng cách mấy sải tay mà tập mãi vẫn chưa được phát nào tin. Chẳng may cho quan, bắn chưa thạo thì đã có lệnh gọi ra đánh giặc. Vừa ra trận buổi đầu đã thua, bỏ mặc quân lính đấy chạy tháo thân. Nhưng giặc đuổi riết cố bắt cho được. Quan sắp đến đường cùng, bỗng có một vị thần ở đâu hiện ra, cõng quan chạy vào rừng. Vào đến giữa rừng, quan biết mình đã chạy thoát, mới hoàn hồn hỏi vị thần kia: – Xin cho biết người ở đâu? Chẳng hay vì sao mà có lòng tốt cứu tôi như vậy? Vị thần trả lời: – Ta là thần bia ở trong vườn nhà ông. Trong bấy nhiêu năm ở nhà ông, nhờ ông có lòng nhân đức nên mới sống được đến ngày nay. Cảm cái ơn ấy, hôm nay ông lâm nạn, tôi cứu ông để trả nghĩa vậy!
Trước Tiếp theo

Các bài viết liên quan

1. Bệnh của giáo sư (Tạo ngày: 1422607665)

2. Vì sao nàng thi rớt thanh lịch? (Tạo ngày: 1422607708)

3. Con gái kiểu internet (Tạo ngày: 1422847155)

4. Rao làng (Tạo ngày: 1422848480)

5. Sao chưa mời tôi ăn? (Tạo ngày: 1422848546)

6. Cứ bảo tuổi sửu có được không! (Tạo ngày: 1422943543)

7. Cuộc thi khảo cổ về internet (Tạo ngày: 1422957900)

8. Cuộc thi thở khói thuốc tạo hình (Tạo ngày: 1422960201)

9. Suýt Chết Vì Quả Đào (Tạo ngày: 1422988582)

10. Định nghĩa bao cao su (Tạo ngày: 1423016743)

Tất cả bình luận (0)

  • 500 ký tự
  • Capcha: