Vui Một Chút

Cười là vui, vui càng phải cười.

Trước Tiếp theo

06-09-2018

Một lão nhà giàu đi dạo chợ quê xem có món hàng nào hời sẽ mua tích trữ. Thấy một chú bé cứ nhai mãi mấy hột táo, bèn hỏi: – Này nhóc, mày nhai mãi mấy hột táo ấy để làm gì? – Thưa ông, để cho khôn người ra. – Thế à? Bán cho tao vài hột được không? – Thưa ông, mười đồng hai hột. – Ðược, tiền đây. Lão ta đưa luôn mười đồng và cầm hai hột táo bỏ ngay vào miệng nhai lấy nhai để. Nhai mãi, một lúc sau lão ta hỏi chú bé: – Này nhóc! Tao nhai từ nãy đến giờ chả thấy khôn ra tí nào. Trong khi đó với mười đồng, tao có thể mua hàng rổ táo của những người khác. – Ðấy! Ðấy! Ông khôn ra rồi đấy! – Chú bé đắc chí kêu lên.
Có một anh mới tí tuổi đã đi làm rể. Lần nào đến nhà bố vợ, cha cũng phải đi cùng. Một hôm nhà bố vợ có giỗ, cho người mời cả hai cha con. Trên đường đi, cha dặn: – Hôm nay đến ăn cỗ, mày đừng liếm đĩa nhé! Liếm đĩa, bên nhà vợ người ta cười cho đấy. Sở dĩ cha phải dặn như thế là vì con còn dại, ở nhà mỗi khi ăn cơm thường hay liếm đĩa. Mâm cỗ nhà bố vợ hôm ấy có bốn người: hai cha con, bố vợ và ông khách. Ăn cơm uống rượu xong, mọi người đứng dậy thì chàng rể chạy lại bên cha, nắm lấy tay và nói: – Hôm nay con không liếm đĩa nhé. Có đĩa cá rán ngon lắm, cha liếm đi kìa!
Một thầy đồ đang ngồi cặm cụi viết bài. Bà vợ đến bên cạnh nói: – Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không? Thầy đồ lấy làm đắc chí, cho là vợ khen tài văn chương của mình, văn tứ dồi dào giấy khổ nhỏ không đủ chép, nhưng cũng hỏi lại: – Bà nói vậy là thế nào? Bà vợ thong thả nói: – Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì dùng làm gì được.
Là người cưỡi đầu cưỡi cổ thiên hạ, chúa Trịnh tha hồ bày ra những trò du hí để được chơi bời thỏa thích. Một trong những thú chơi đó là trò thi “mâm ngũ quả” hàng năm vào dịp rằm trung thu. Nhà chúa đặt giải thưởng cho ai có được mâm ngũ quả đẹp nhất, quí nhất, ngon lành nhất và lạ nhất. Các gia đình quyền quí và giàu có trong thành Thăng Long đua nhau sắm những mâm ngũ quả cực kỳ đắt tiền để mong đoạt giải, khoe sang với thiên hạ. Trạng Quỳnh thấy thiên hạ náo nức dự thi, cũng tuyên bố với mọi người: – Năm nay tôi sẽ dự thi cho mà coi! Tôi đã trượt kỳ thi Hội, nhưng nhất định thi ngũ quả thì tôi sẽ chiếm giải, cho thiên hạ lác mắt một phen! Trong khi ai nấy đều kỳ công sắm những thứ trái cây quí nhất trong nước như đào mận Lạng Sơn, hồng Hạc Trì, nhãn lồng Sơn Nam (Hưng Yên), vải thiều Hải Dương, cam Nghệ An… thì Trạng Quỳnh lại mang thi bằng một bức tranh thiếu nữ khỏa thân. Chúa và bà chính cung cùng xem bức tranh lạ lùng và chất vấn: – Bức tranh này mà trạng dám bảo là mâm ngũ quả ư? Trạng Quỳnh gật gù mỉm cười: – Chúa thượng không nhận ra mâm ngũ quả thật sao? Này nhé: (Chỉ vào đầu thiếu nữ) đây không phải là một trái bưởi đẹp vào bậc nhất hay sao? (Lại chỉ vào đôi mắt) Đây không phải một chùm gồm hai quả nhãn lồng Sơn Nam hay sao? (Lại chỉ vào bộ ngực trần nõn nà) Đây không phải là một cặp đào tơ Lạng Sơn thứ thượng thặng hay sao? (Chỉ vào đôi bàn tay búp măng) Còn đây chẳng phải hai trái phật thủ cực quí hay sao? (Rồi chỉ vào chỗ hấp dẫn nhất mà nhà Chúa nãy giờ cứ nhìn chằm chằm vào đó) Còn đây không phải là một múi mít thơm ngon nhất trần đời hay sao? Vừa nghe trạng giảng giải, nhà chúa vừa say mắt ngắm đủ “ngũ quả” và ngài cứ nuốt nước miếng ừng ực, lòng ngài rạo rực, y như thể ngài bị 5 thứ quả kỳ diệu kia hớp mất hồn vía. Bà chính cung đứng bên cạnh đưa mắt lườm ngài mấy lần, ngài cũng thây kệ. Đoạn ngài phán: – Giá mâm ngũ quả của khanh mà là thật thì ta chấm giải nhất cho khanh, không còn phải đắn đo gì nữa! Quỳnh can ngay: – Ấy, khải chúa thượng! Sở dĩ mâm ngũ quả này được thần chọn dự thi là vì nó không bao giờ tàn úa lạt phai. Chứ nếu nó là thật thì bất quá chúa thượng chỉ thích nó được 2 ngày là cùng! Chúa chợt nhớ lại những thứ “ngũ quả” mà ngài đã được nếm và nếm rồi thì chán, ngài liền so chúng với người thiếu nữ mơn mởn xuân xanh trong tranh và quả thật ngài cảm thấy nàng thiếu nữ này có sức hấp dẫn hơn hẳn. Nàng nằm phơi tấm thân nõn nường ở đó, nhưng ngay cả chúa nữa cũng không tài nào chiếm đoạt nổi nàng, mà chỉ có thể chiêm ngưỡng bằng mắt để tưởng tượng và mơ ước mà thôi! Chúa cả cười, vỗ đùi kêu lên: – Ta chịu khanh nói chí lý! Chí lý! Ý chúa là ý Trời, năm ấy mâm ngũ quả của Trạng Quỳnh chiếm giải nhất. Bàn dân thiên hạ biết chuyện đều bái phục trí tuệ siêu quần của trạng và lấy làm xấu hổ cho cái đầu óc bã đậu thô thiển của mình.
Trước Tiếp theo

Các bài viết liên quan

1. Rao làng (Tạo ngày: 1422848480)

2. Cứ bảo tuổi sửu có được không! (Tạo ngày: 1422943543)

3. Đơn xin chôn trâu (Tạo ngày: 1422961166)

4. Mẹo trẩy kinh (Tạo ngày: 1422961228)

5. Quỳnh trả ơn chúa Liễu (Tạo ngày: 1422988797)

6. Trả nợ anh lái đò (Tạo ngày: 1422989516)

7. Nhặt bã trầu (Tạo ngày: 1422989719)

8. Chê vợ không bằng gái điếm (Tạo ngày: 1423017152)

9. Rắm của con đấy ạ (Tạo ngày: 1423107221)

10. Cô gái trả lời điện thoại  (Tạo ngày: 1423120728)

Tất cả bình luận (0)

  • 500 ký tự
  • Capcha: