Vui Một Chút

Cười là vui, vui càng phải cười.

Trước Tiếp theo

06-09-2018

Lần khác, vợ Quỳnh ốm, thuốc thang chữa mãi không khỏi, xem bói, thì ra không phải tại Chúa Liễu mà do động Thành Hoàng bản thổ. Quỳnh ra đình khấn vái, xin Thành Hoàng cho khỏi, sẽ sửa gà lễ tạ. Khấn xong, về đến nhà thì vợ đã khỏi rồi. Bà vợ giục làm gà lễ tạ, Quỳnh bảo: – Được, nhà không có gà ta có cái khác để lễ tạ rồi. Rồi Quỳnh vào ổ gà, thủ hai quả trứng, đem luộc. Người nhà tưởng luộc để đánh gió. Một lúc, Quỳnh khăn áo chững chạc, cầm cái đĩa và hai quả trứng đi. Người nhà lấy làm lạ, đi theo xem, thì thấy Quỳnh vào đình để đĩa trứng lên hương án rồi đứng đọc bài văn tế nôm rằng: Chú là kẻ cả trong làng, Ta là người sang trong nước, Đôi bên chức tước chả kém gì nhau. Vì trẻ nó đau, phải ra khấn vái. Phiên chợ thì trái, không mua được gì. Nhà có con ri nó vừa nhảy ổ, Bắt ra mà mổ, nghĩ cũng thương tình, Chú có anh linh, xơi hai trứng vậy. Khấn xong, chẳng lễ, chẳng vái gì trở ra về nói với vợ là yên tâm dưỡng cho thật lành bệnh bởi Thần hoàng đã nhận lễ mà bằng lòng rồi.
Thuở còn đi học, Quỳnh càng ngày càng mê cô con gái thầy học là Đoàn Thị Điểm là người vừa xinh đẹp, đoan trang lại giỏi văn thơ. Nhưng trêu chọc với nàng không dễ bởi ngoài tính tình đoan trang, Thị Điểm còn rất giỏi văn thơ nhất là ứng đối. Có lần Quỳnh từ phố Mía về, Thị Điểm thấy Quỳnh đang ngồi, liền ra ngay một vế đối có ý trêu: “Lên phố Mía gặp cô hàng mật, cầm tay kẹo lại hỏi thăm đường.” (kẹo tiếng địa phương còn có nghĩa là kéo lại). Gặp câu đối ra toàn mía, mật kẹo, đường, Quỳnh nghĩ mãi không ra vế đối, bí quá, đành phải đánh bài chuồn. Một hôm, thấy cô Điểm vào buồng tắm, nhà vắng, Quỳnh nghịch ngợm gõ cửa đòi vào. Cô Điểm vốn hay chữ, tức cảnh, ra ngay một vế đối, bảo Quỳnh đối được thì cho vào. Câu đối như sau: – “Da trắng vỗ bì bạch!”. (Bì bạch, chữ hán cũng có nghĩa là da trắng). Quỳnh nghĩ nát óc cũng không tìm ra câu để đối, đành lủi thủi bỏ đi nhưng nghĩ bụng sẽ tìm dịp lỡm lại Thị Điểm. Một lần khác, Quỳnh ngồi đối diện với Thị Điểm qua cửa sổ Thị Điểm lại đọc một câu: “Hai người ngồi song song hai cửa sổ.” (Song là hai, song cũng có nghĩa là song cửa). Lại một lần nữa, gặp câu quá hóc búa, Quỳnh bí quá đành lảng ra chỗ khác. Một hôm tối trời, thừa lúc Thị Điểm ra ngoài, Quỳnh lẻn vào giường Thị Điểm nằm trước. Thị Điểm không biết, vào buồng sờ soạng, vô tình quờ ngay tay vào… Thị Điểm biết ngay là Quỳnh nghịch ngợm, liền ra cho một vế đối, bảo không đối được sẽ mách thầy học về tội sàm sỡ. Vế đối ra như sau: “Trướng nội vô phong phàm tự lập.” (Trong phòng không có gió mà cột buồm lài dựng lên) Lần này Quỳnh đối được ngay: “Hưng trung bất vũ thủy trường lưu” (Trong bụng không có mưa mà nước vẫn chảy dài). Lần đó Quỳnh thoát tội. Nhân ngày xuân, thầy sai Thị Điểm đem lễ lên chùa. Quỳnh được thầy cho theo cùng. Trên đường, Thị Điểm chỉ cây xương rồng bảo Quỳnh: – Cây xương rồng, trồng đất rắn, long vẫn hoàn long (Long là lỏng lẻo, chữ Hán long nghĩa là rồng, mà chữ rồng đã dùng ở trên). Về ý, Thị Điểm nói bóng, Quỳnh ngang ngạnh, có dạy dỗ thế nào cũng không chuyển được. Chữ đối đã khó, ý lại sâu xa. Thế mà Quỳnh đối lại được rất chỉnh, lại tỏ được cái ý nhất quyết giữ cái tính ấy và còn thách thức Thị Điểm nữa. Quỳnh đối mhư sau: – Quả dưa chuột, tuột thẳng gang, thử chơi thì thử (Thử chữ hán nghĩa là chuột, mà chữ chuột cũng đã dùng trên). Cũng qua lần đối đáp này, hai người thấy tư tưởng không hợp nhau nên từ đấy thôi xướng họa.
Chuyện Quỳnh lừa bà Chúa Liễu chỉ cúng bò bằng lời khấn suông, lại còn làm đổ gãy cả tai ngai, làm Chúa giận lắm, nên Chúa bắt vợ Quỳnh ốm lăn ốm lóc. Theo yêu cầu của vợ, Quỳnh đành phải đến đền khấn, để Chúa Liễu giải hạn cho. Quỳnh đến, khấn: – Em lỡ đùa với chị, em có lỗi, thì chị quở em, sao chị lại phạt vợ con em bắt phải ốm, mà họ có tội tình gì? Em xin chị tha cho vợ con em, và xin lần này sẽ tạ chị ba bò, em sẽ để ở ngoài sân, chứ không dám vào đền, chị yên tâm, khỏi phải lo gãy đổ. Chúa Liễu nghe Quỳnh nói lễ những ba bò thì mừng lắm. Lại hứa cúng ở ngoài sân, như thế, thì Quỳnh cũng tỏ ra biết điều. Khi vợ con hết ốm, Quỳnh lững thững đến đền với đôi tay không, rồi đứng trước bàn thờ Chúa Liễu, chắp tay khấn: – Chị đã phù hộ cho vợ con em tai qua nạn khỏi, biết ơn chị, nay giữ đúng lời hứa, em xin tạ chị đủ “Ba bò” ở ngay tại sân đền. Nói xong, Quỳnh từ từ lui ra, rồi quỳ xuống, bò đúng ba vòng trước sân. Bò xong, Quỳnh phủi tay, đứng dậy, ngoảnh mặt vào phía bàn thờ Chúa Liễu cười: – Thế là chị sướng nhá! Em tạ chị lần này những “Ba bò” đấy! Xong, Quỳnh ung dung bước ra về, để lại nỗi tức giận tràn hông cho Chúa Liễu
Gặp khoa thi, Quỳnh ra ứng thí. Đường đi qua đền Sòng, Quỳnh vào yết Chúa Liễu, xin Chúa phù hộ cho, đỗ thì xin trả lễ. Quỳnh ra thi, quả nhiên đỗ thật. Vinh quy về, Quỳnh mua một con bò mẹ, một con bò con đem đến lễ. Quỳnh quỳ xuống lạy, rồi dắt con bò mẹ đến buộc vào tay ngài mà khấn rằng: – Chúa có lòng thương phù hộ cho Quỳnh được đỗ, nay gọi là có một con bò để trả lễ. Xin Chúa nhận cho. Chúa là chị, xin lễ con lớn, còn con nhỏ, em xin đem về khao dân Nói rồi, dắt bò con về. Con bò mẹ thấy dắt mất con đi, lồng lên chạy theo, làm ngai Chúa đổ lổng chổng, lộng gãy cả. Quỳnh cười nói: – Chị thương em nghèo, trả không lấy, thì em xin đem về vậy. Nói rồi dắt cả hai mẹ con bò về.
Trước Tiếp theo

Các bài viết liên quan

1. Vì sao nàng thi rớt thanh lịch? (Tạo ngày: 1422607708)

2. Cuộc thi bắn cung (Tạo ngày: 1422947953)

3. Vị tể tướng trung thành (Tạo ngày: 1423035496)

4. Cũng thế (Tạo ngày: 1423117209)

5. Lịch sự tới phút cuối cùng (Tạo ngày: 1423237113)

6. Dàn hoa lý nhà tôi cũng sắp đổ (Tạo ngày: 1423276551)

7. Trạng chết Chúa cũng băng hà (Tạo ngày: 1423282569)

8. Con thanh tịnh (Tạo ngày: 1423490203)

9. Cưa gái không thành (Tạo ngày: 1424022569)

10. Đàng hoàng (Tạo ngày: 1424365977)

Tất cả bình luận (0)

  • 500 ký tự
  • Capcha: