Vui Một Chút

Cười là vui, vui càng phải cười.

Cọp say lúa

Bác Ba Phi trai tài, bác Ba Phi gái cũng giỏi. Một đêm cọp mò về làng bắt heo và chó. Bác Ba Phi gái đem thóc đổ ra cối để xay. Bác trai gọi bác gái vào nhà có việc. Mấy con chó lẩn quẩn đứng chung quanh cối. Có một con cọp không rõ đứng rình từ bao giờ, thấy bác gái vừa đi khỏi, liền nhảy vô nhà bắt chó. Hai cái chân trước của cọp vồ trúng ngay giàng xay.

Heo đi cày

Nhà tui không nuôi bò, chỉ có một bầy heo với một bầy trâu. Đứng trong nhà dòm ra thì chuồng trâu ở phía tay trái, chuồng heo ở phía tay mặt. Ở xứ này, mùa mưa là muỗi kêu như sáo thổi, trâu hay heo gì cũng phải giăng mùng cho nó ngủ.
Đầu canh năm, bà nhà kêu tui thức dậy, mở chuồng lùa trâu ra ruộng cày. Tui chỉ để ý một điều là lúc ngủ phải quay đầu vô vách để khi giật mình đứng lên, đi ngay ra mở chuồng trâu phía tay trái, rồi lùa đi.

Sọ đầu cá trê

Ông Tư đưa tay vuốt chòm râu bạc đang bung trắng trước ngực. Ông say sưa kể tiếp chuyện cái "sọ đầu cá trê" của bác Ba Phi cho con cháu nghe.
- Nè... tụi con ngồi yên, đừng chồm tới nữa, để ông kể nữa cho nghe. Nhà bác Ba hồi đó có nuôi bầy heo nái... Ờ... ờ... chuyện này mấy con nghe chưa? Số là hôm nọ tới ngày bán đàn heo rồi, mà bầy heo đi đâu chẳng thấy hẻo lánh về. Bà con lối xóm tới bắt heo con, đứng chờ đông nghẹt, chật cả nhà. Sốt ruột quá, bác Ba lội đi lùng kiếm khắp vườn chẳng thấy.

Rắn hổ mây tát cá

Hồi xửa hồi xưa, khi mới tới đất này khai phá, rắn trong rừng U Minh con nào con nấy lớn lắm. Mới đầu, người ta kể, tui còn chưa tin. Nhưng rồi có một bữa tui cùng bả vô rừng, tính kiếm cái đìa nào lớn, nước cạn, tát bắt ít cá về ăn.

Chiếc tàu rùa

Mùa khô năm đó, túng tiền xài, tui mới nghĩ ra một cách bắt rùa để chở ra chợ Sông Đốc bán. Ra dượng tư nó, tôi mượn một chiếc ghe cà vom chở chừng năm trăm giạ lúa, chống vô Lung Tràm đậu cặp mé phía dưới gió, cặm sào banh hai đầu cho thật chắc. Tui còn kéo tấm đòn dày bắc thẳng lên bờ. Làm xong, tui đi vòng phía trên gió, nổi lửa đốt một hàng dài... Mùa khô ở đây, cỏ ủ lên tới lưng quần dễ làm mồi cho lửa lắm.

Tôm U Minh

Cái năm đó trời nắng hạn đến lung, bàu đều khô sạch trọi, không còn một miếng nước thấm tay. Hạn đến chó nằm ở hàng ba nhìn trời lè lưỡi, gà ấp trên ổ hót cổ thở hết ra hơi, trâu thèm nước đổ bọt mồm. Nhà tui chỉ có mấy cái đìa cá giống với một cái búng đập thông ra kinh Ngang là còn nước chút đỉnh.

Nai trâm thủy

Năm nọ, tui đi rừng, gặp cái bàu lớn. Giữa trưa đang lúc nóng nực nên tui hăm hở lội ngay xuống tắm. Tui cởi áo ra, ngáng lên nhánh chà kề bên mé bàu. Vừa khoác nước kỳ cọ, tui vừa khoan khoái nghĩ: "Chà, không ai sướng bằng ta lúc này. Giữa rừng, ngồi tắm mát một mình mà còn có chổ máng áo khô sạch nữa. Đã thiệt...". Tui thò tay xuống lần mở mối lưng, cởi ra thêm chiếc quần đùi. Tui vừa vói tay sang nắm lấy nhánh chà, định máng tiếp cái quần thì bất ngờ... cái nhánh chà "giật mình" vụt đứng dậy phóng chạy...

Bác Ba Phi chim chuột ở U Minh

Năm đó, tui làm đám mạ ở gần mé rừng. Nói là "làm đám mạ", vậy chớ có làm gì đâu. Ở xứ này mà, tháng hạn châm một mũi lửa là mặt đất bị cháy sạch, chờ tới sa mưa, đội lúa giống ra, coi chổ nào ưng ý là gieo.
Giống lúa tôi đã ngâm lên đủ ba càng một mộng đàng hoàng, từ trong nhà đội ra. Bữa đó trời trong, im gió. Nhưng không biết sao tui nghe dường như có mây che mù mịt trên đầu. Có cả tiếng gió rì rầm đâu xa xa trên đầu. Có cả tiếng gió rì rầm đâu xa xa nữa, ra đến nền đám mạ, tui để thúng lúa giống trên đầu xuống thì… Trời ơi! Chim dòng dọc với chim lá rụng nằm đầy nhóc thúng giạ. Chúng đã ăn sạch sẽ cái thúng lúa giống của tui, không còn một hột để nhổ râu. Nghe động, chúng bay lên cái rần chỉ còn lại cái thúng không.

Căn bệnh da cổ của tui

Coi vậy chớ da cổ tui không phải là lang beng hay trổ đồi mồi gì đâu nghe!
Số là hồi đó, đất U Minh này còn cao, về mùa mưa, nước rừng đổ ra cuồn cuộn, màu đỏ thẫm như nước trà. Các kinh rạch nhỏ uốn éo tuôn nước ra sông Ông Đốc. Sông Ông Đốc đổ ra biển.

Con chó săn dũng cảm

Trời mới rạng đông, nghe con heo nái trong chuồng hộc hộc, tui biết là con heo rừng nọc chiếc vô nhảy đực heo nái mình nữa rồi. Tui chộp cây mác thong, kêu con chó Nô nhảy ra. Con chó Nô là loại chó nòi, giỏi vô cùng, nhưng lúc này nó đang có chửa gần đẻ nên cũng hơi ột ệt.

Cá nuôi

Nè nè. Anh em đừng chài cá bổi. Cái bổi ăn không được đâu! Anh em bộ đội thì tui thương lắm, mới nói cho mà biết vậy đó. Cá bổi tui nuôi trong vuông đất này là loại đặc biệt, chớ không phải loại thường nuôi để bán đâu. Chú em mầy cất chài đi. Cá bổi phệt của qua coi lớn bằng cái quạt mo vậy, chớ thịt ăn chát ngấm thôi. Vô nhà biểu mấy đứa nhỏ lấy vài cần câu cá rô với một cần câu cá lóc ra đây.

Sân quạ

Ở Phong Lưu, Cạnh Đền có một sân chim, mỗi lần người ta bắt hàng vạn con còng cọc, cò long bong, cò quắm, vạc, diệc mốc... chở ra chợ bán. Sau hậu đất tui thì có "sân quạ", chuyện mới lạ đời!
Số là mùa hạn năm đó, nắng khô hết đìa bàu, ao vũng xứ này. Trâu bò phải đi kiếm nước uống ở những cái giếng giữa đồng xa.

Nếp dẻo

Gần tết năm đó, bác ba Phi cùng cháu ông và con chó mực đi đến nhà ông Hai Móm ở đầu xóm chơi. Thấy khách đến nhà, nên ông Hai Móm mới lấy bánh ít lên đãi khách. Vì là chủ nhà nên ông ăn trước, nhưng khi ông Hai ăn bánh thi không thấy nói gì nữa mà chỉ ra hiệu cho bác Ba Phi ăn bánh. Do bánh ít quá dính nên bác ba phi phải gỡ một lúc mới ra, nhưng mạnh tay quá làm văng luôn miếng bánh dính lên cây cột nhà. Con chó mực thấy vậy liền nhảy lên táp miếng bột. Tức thì con chó dính luôn lên cây cột

Ong đánh giặc

Nhớ năm đó, có thằng trung úy mới về đóng đồn ngoài đầu kinh Chín Bộ, nó thường hay dẫn lính vô càn xóm mình lắm, bởi nó mê con út nhà tao, nên hay đi càn vô đặng thăm con Út. Hở ra là xáp vô, nựng má, nựng cằm, thấy mà nổi dịch, làm con Út sợ thất kinh hồn vía. Giận trong bụng, tao mới tìm cách trị cho thằng trưởng đồn dại gái một trận cho bỏ cái tật dê không có văn hóa.

34 mục

Tags