Trạng Quỳnh
Làm thơ xin ăn
Tại một làng thuộc tỉnh nọ có tên địa chủ giầu có nứt vách, lại nổi tiếng gian ác và hay hà hiếp dân lành. Hắn có cô con gái tuy đẹp nhưng cũng nổi tiếng không kém cha về cái thói chua ngoa đanh đá. Cô gái này thường thay cha ra đồ nam đốc thúc kẻ làm thuê.
Hũ tương đại phong
Triều đình ngày nào cũng có yến tiệc ,sơn hào hải vị cùng các thứ thức ăn quí hiếm gọi là cứ thừa mứa không có chỗ mà đổ. Bởi thế nên nhà vua ăn mãi cũng chán lên đến tận cổ những thứ ấy, lại không còn thức gì chưa ăn. Một hôm rỗi rãi, vua kêu Quỳnh vào hỏi:
- Trên đời này có bao nhiêu thứ của ngon vật lạ ta đã đều ăn qua, nhưng chả lẽ chỉ có bấy nhiêu là hết rồi hay sao? Có còn thứ gì ngon mà lạ hơn không nhỉ?
Quả đào trường thọ
Vua được người nọ đem dâng một mâm đào đỏ hồng trông ngôn lành và hết sức đẹp mắt, ông ta nói đó là loại đào trường thọ, ai ăn vào sẽ sống lâu trăm tuổi.
Vua thấy đào quí, chưa muốn ăn vội, cứ để đó khiến văn võ bá quan nhìn mà thèm đến nhỏ dãi. Nhưng của vua thì chớ ai dám động vào.
Lệnh vua ban
Một đêm kia, quan coi thiên văn trong triều tâu với nhà vua :
- Thưa Hoàng Thượng, thần quan sát đã bảy ngày nay, hễ vào giờ này là góc trời phương Nam loé lên một ánh sao thật kỳ lạ. Theo thần biết thì đó là vùng đất xứ Thanh. Ðiều đó chứng tỏ có nhân tài chưa xuất đầu lộ diện, cúi xin Hoàng Thượng cho xuống chiếu chiêu hiền, may ra có người có người tài ra giúp nước nhà.
Ăn trộm mèo
Nhà vua có một con mèo quý lắm, xích bằng xích vàng và cho ăn những đồ mỹ vị.
Quỳnh vào chầu, trông thấy, bắt trộm về, cất xích vàng đi mà buộc xích sắt, nhốt một chỗ, đến bữa thì để hai bát cơm, một bát thịt cá, một bát rau nấu đầu tôm. Mèo ta quen ăn miếng ngon chạy đến bát cơm thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn bát rau nấu đầu tôm.
Chọi gà
Bọn quan thị, gà thật không có (1) mà lại cứ hay chọi gà. Nghe nói Quỳnh chọi gà với sứ Tàu thắng, họ liền mang gà đến nhà Quỳnh, chọi thử một vài cựa chơi.
Quỳnh vốn ghét bọn quan thị, từ chối, nói là không có gà, nhưng họ nhiễu mãi, phải ừ và hẹn đến mai di bắt gà về sẽ chọi. Bên láng giềng có một con gà trống thến, Quỳnh mượn mang về.
Sáng sớm, mở mắt dậy, đã thấy quan thị đem gà lại rồi. Quỳnh sai bắt gà trống thiến đem ra chọi. Vừa giao mỏ được một vài nước, thì gà quan thị đá cho gà trống thiến một cựa vào bụng vỡ hầu lăn cổ chết ngay. Quan thị vỗ tay reo:
Nhặt bã trầu
Một ông quan vào quán ngồi bệ vệ lắm, Quỳnh giả làm học trò xác, mon men đến đứng bên, hễ thấy quan ăn miếng trầu nào nhả bã ra thì lại cúi xuống nhặt.
Quan hỏi:
- Mày là ai?
- Bẩm, tôi là học trò.
- Học trò sao lại lẩn thẩn thế?
Dòm nhà quan Bảng
Đồn rằng Quỳnh xinh cùng thời với Thị Điểm. Quan Bảng sinh ra thị Điểm, dạy học trò đông lắm. Quỳnh ngày ngày giả vờ đến xem bình văn, để ngấp nghé cô Điểm. học trò biết ý, vào thưa với quan Bảng, ngày bắt vào hỏi.
Quỳnh thưa:
- Tôi là học trò, thấy trường quan lớn bình văn, tôi đến nghe trộm.
Quan Bảng nói:
- Ta biết hết rồi, anh đừng giả danh học trò mà bắt chước tuồng chim chuột. Có phải học trò thì ta ra cho một câu đối, không đối được thì đánh đòn!
Trả nợ anh lái đò
Quỳnh đi đò ngang thường chịu tiền, lâu quá hóa nhiều, không trả được.
Lúc anh lái đò đến đòi, Quỳnh bảo:
- Ừ đợi đấy, mai ta trả.
Rồi mua tre nứa, lá gồi làm một cái nhà bè ở giữa sông, trong để một câu: Đ... mẹ thằng nào bảo thằng nào!
Và phao ầm lên rằng đó là lầu yết thơ của Trạng.
Quỳnh trả ơn chúa Liễu
Gặp khoa thi, Quỳnh ra ứng thi. Đường đi qua đến Sông, Quỳnh vào yết Chúa, xin Chúa phù hộ cho, đỗ thì xin trả lễ.
Quỳnh ra thi, quả nhiên đỗ thật. Vinh qui về, Quỳnh mua một con bò mẹ, một con bò con, đem đến lễ, Quỳnh quỳ xuống lạy, rồi dắt con bò mẹ đến buộc vào tay ngai mà khấn rằng:
Vay tiền chúa Liễu
Lại một lần Qùynh vào yết điện, thấy chúa có nhiều tiền, trông sướng mắt, định vay.
Quỳnh khấn:
- Em độ này túng lắm, chị có tiền để không, xin cho em vay để em buôn bán, kiếm ít lời.
Câu đố
Một hôm, nhà có giỗ, làm thịt lợn mời khách khứa đông lắm. Thấy Quỳnh hay nghịch, ai cũng chòng ghẹo chơi.
Đương lúc Quỳnh xem làm thịt lợn, có một ông Tú tên lá Cát thường tự phụ hay chữ chạy đến béo tai, bảo:
- Tao ra một câu đối, đối được tao tha cho:
- Lợn cấn ăn cám tốn (1)
Suýt Chết Vì Quả Đào
Quỳnh cậy tài, đùa cả với chúa, không từ ai. Một hôm, lúc túc trực trong cung, có người đem đâng vua một mâm đào, gọi là "đào trường thọ", Quỳnh thủng thỉnh lại gần, lấy một quả, ngồi ăn, giữa đông đủ mặt vua quan, mà làm như không trông thấy ai cả.
Ông nọ bà kia
Quỳnh có mấy người tấp tểnh công danh nay cậy mai cục nhờ Quỳnh gây dựng cho, may ra được tí phẩm hàm để khoe với làng nước. Một hôm, Quỳmh ở kinh đô về, sai người mời mấy anh ấy lại bảo:
– Giờ có dịp may, nào các anh có muốn làm ông nọ bà kia thì nói ngay.
Thấy Quỳnh ngỏ lời thế, anh nào cũng như mở cờ trong bụng, tranh nhau nhận trước.
Quỳnh bảo:
Mẹo trẩy kinh
Mùa đông năm ấy, Quỳnh có việc đi gặp người bà con đang sinh sống ở Thăng Long. Đường về kinh thì xa, cuốc bộ phải mất cả tuần, mà Quỳnh vẻn vẹn có một quan tiền giắt lưng. Mới ngày thứ ba túi đã hết nhẵn tiền, chiều xuống, trời âm u, lại điểm mưa lâm thâm, gió bấc. Đến đầu làng kia, bụng đói cồn cào, vừa may gặp một đứa bé mục đồng dắt trâu về xóm, Quỳnh mừng rỡ hỏi thăm lối vào nhà ấp trưởng.
Đơn xin chôn trâu
Một cô gái ở thôn Hoằng Trì có con trâu chết đã ba ngày, trâu trương lên thối um mà bọn chức dịch trong làng vẫn cứ làm khó dễ, chưa cho chôn. Cô đợi mãi không được, bèn mang đơn lên trình quan huyện.
Dê đực chửa
Tiếng tăm về một thần đồng nhanh chóng được truyền tụng khắp nơi, ngày càng lan rộng và đến tận kinh đô. Nhà vua muốn biết hư thực ra sao, nhưng là người chuộng nhân tài, sau khi suy nghĩ, vua bèn ban lệnh: Cả phủ Thanh Hóa, mỗi làng phải đem nộp một con dê đực đang chửa. Sau hai tháng, nếu làng nào không có sẽ bị trị tội. Cái lệnh chéo ngoe ấy tất nhiên làm dân chúng phủ Thanh Hóa shốt hoảng sợ hãi. Cả làng Quỳnh ở, ai cũng nhớn nhác lo âu. Tìm đâu ra dê đực chửa? Mà từ xưa đến giờ đã nghe ai nói cái chuyện lạ lùng ấy đâu! Thế nhưng, khi biết chuyện đó, Quỳnh nói với bố:
Đất nứt con bọ hung
Từ thuở bé, ngoài tính nghịch ngợm, hiếu động, Quỳnh còn tỏ ra thông minh xuất chúng khi học rất giỏi và đối đáp hay, nhất là khi ứng khẩu.
Trong làng cậu bé Quỳnh có một người hay chữ nhưng tính tình kiêu ngạo, đi đâu cũng khoe khoang, tên gọi là ông Tú Cát. Tất nhiên, từ nhỏ Quỳnh đã ghét những người có bản tính như vậy. Một hôm, Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám thì Tú Cát đi qua. Đã được nghe người ta đồn đãi về thần đồng này, Tú Cát không ưa gì Quỳnh, ông ta ra vẻ kẻ cả gọi Quỳnh đến bảo:
Đầu to bằng cái bồ
Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ nhưng cũng là một đứa trẻ chúa nghịch. Hồi ấy bọn trẻ thường chơi trò xước xách, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng. Trong trò chơi, Quỳnh bao giờ cũng lấn lướt.
Một đêm mùa thu, trăng tháng tám sáng vằng vặc, đang chơi với đám trẻ ở sân nhà, Quỳnh bảo: